THỰC HƯ VÌ SAO NGƯỜI ỐM KIÊNG ĐI ĐÁM MA
Tình cờ đọc được thắc mắc của 1 người bạn về vấn đề này, tôi xin được chia sẻ mộ 1523470784665150

THUC HU VI SAO NGUOI OM KIENG DI DAM MA

THỰC HƯ VÌ SAO NGƯỜI ỐM KIÊNG ĐI ĐÁM MA
Tình cờ đọc được thắc mắc của 1 người bạn về vấn đề này, tôi xin được chia sẻ một vài thông tin sau để quý vị tham khảo:
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh. Những cũng có rất nhiều người coi đây là mê tín dị đoan, không đáng tin. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ “hơi lạnh” ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.
I. QUAN ĐIỂM TÂY Y:
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ – thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS… Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có “hơi lạnh”.
1. Biến đổi sớm: Kéo dài 8 – 10 giờ sau khi chết thực sự. Đồng thời với hiện tượng cứng bên ngoài tử thi, bên trong ruột do không còn yếu tố bảo vệ, vi trùng và ký sinh sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây hiện tượng phân huỷ mô và thối rữa, bụng chướng lên, tử thi bắt đầu bốc mùi.
2. Biến đổi muộn: Là từ sau 10 giờ trở đi, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên…
Đó là diễn tiến của một cơ thể bình thường chết do già yếu. Nếu chết do chấn thương tai nạn, mắc các bệnh nhiễm trùng, hay chết trong điều kiện chiến tranh…, thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm. Như vậy, với trường hợp chết do già yếu thì quan niệm một số người phải tránh xa do tuổi “trùng” chỉ là mê tín dị đoan, nhưng đối với trường hợp chết do bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng… thì việc liệm nhanh, yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa là có cơ sở khoa học.
Theo định nghĩa y học, chết thực sự là tình trạng ngưng tim, ngưng thở và chết não, các hoạt động cơ thể lần lượt đình chỉ và không hồi phục, năng lượng không còn sản sinh và thân nhiệt tử thi giảm xuống. Khi chết thực sự, quá trình oxy hoá chấm dứt, cơ thể bắt đầu biến đổi do hiện tượng phân huỷ. Khi đó có hai giai đoạn xảy ra.
Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà người mới chết, đây là hiện tượng là có thật. Hiện tượng bị bệnh do vướng phải hơi lạnh cũng phổ biến, nhất là với những người có sẵn bệnh phong thấp, huyết áp cao… Thật ra, “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mãn tính… nên tránh đến đám tang.
Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thực hư chuyện người bệnh ung thư kiêng đám ma?
Đám ma hay đám hiếu là phong tục truyền thống của nhân dân ta để bày tỏ sự thương tiếc, tưởng nhớ của mọi người tới những người đã khuất.
Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy mà hầu hết nhiều người thường cố gắng thu xếp để đến dự những đám tang. Trong số những người đó, không ngoại trừ là cả những bệnh nhân ung thư.
Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có chung suy nghĩ rằng nên kiêng đi đám ma bởi điều này sẽ làm giảm thời gian bệnh nhân ung thư sống được bao lâu.
Theo các chuyên gia y tế, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc đi đám ma làm cho mức độ bệnh của người bệnh ung thư nặng hơn.
Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ việc đi đám ma về mà bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn có thể là do cảm xúc buồn rầu, đau thương của những người có trong đám ma ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của những người bệnh.
Sự ảnh hưởng này đã tác động trực tiếp tới cảm xúc, tâm trạng của người bệnh và làm họ có những suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn như họ có thể tự tưởng tượng ngày chính mình rời xa cõi đời, họ lo lắng cho con cái, gia đình họ sẽ sống thế nào sau khi họ mất đi.
Chính những cảm xúc xấu này đã khiến sức khỏe của họ ngày càng yếu đi, các tế bào ung thư nhờ đó mà có cơ hội phát triển và di căn mạnh mẽ và làm người bệnh hốt hoảng khi nhận ra rằng sau khi đi đám ma và thấy mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn.
Hơn thế nữa, việc các tế bào ung thư hay các khối u phát triển mạnh mẽ sau khi đi đám ma có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chính điều này làm cho mọi người lầm tưởng đi đám ma về làm bệnh nặng hơn.
II. QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN.
1. Con người tồn tại bởi Khí và Huyết: Khí là dương và huyết là âm. Dương bao bọc âm và không thể tách rời. Dương cũng chính là dương khí hay Vệ khí (khí bảo vệ cơ thể). Khi người chết là hồn lìa khỏi xác, âm dương cách biệt. Dương khí không còn mà âm khí nặng nề, khí âm bao giờ cũng có tính hàn lạnh. Những người ốm yếu thì “Chính khí suy giảm, hàn tà thừa cơ xâm nhập” các cụ tường có câu này.
2. Trong đám ma người ta luôn thắp hương, không đám ma nào mà ko thắp hương cả. Hương bay nghi ngút là do có gió, gió ở đây chính là Phong. Phong là chất dẫn đưa cái hàn lạnh phát tán khắp nơi. Và nó thâm nhập vào cơ thể mỗi người thông qua các huyệt đạo.
3. Như chúng ta đã biết Phong là chủ khí của mùa xuân, mùa xuân thì vạn vật sinh sôi nảy nở: cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa kết trái và cỏ dại cũng mọc => Tế bào lành lẫn tế bào ung thư khi gặp phong hàn đều kích thích phát triển. Do vậy nếu người khỏe đi đám ma về nhiều khi phát bệnh là vậy. Còn những người yếu thì bệnh còn nặng hơn. Những người bệnh hay ốm yếu là trạng thái mất cân bằng âm dương, khi ốm hoặc mắc bệnh thì phần khí âm trong cơ thể sẽ cao hơn, nếu nhận thêm khí âm (khí lạnh) từ đám tang khiến âm dương mất cân bằng trầm trọng, từ đó bệnh tật tiến triển theo chiều hướng xấu.
4. Khí phong hàn thường thâm nhập qua các huyệt đạo như: Phòng trì, phong phủ, ế phong… nằm ở phía gần tai, sau gáy.
Nếu chẳng may đám tang của người nhà thì sao? Bạn không thể không tham dự được.
Cách phòng ngừa là:
1. Dùng khăn che kín đáo những huyệt đạo nói trên (che đầu, cổ). Để tránh gió, tránh tà khí xâm nhập.
2. Dùng tỏi đập dập vài nhánh cho vào 2 bên túi áo. (Tỏi vị cay, tính nóng chưa dương khí rất mạnh có tác dụng đẩy hàn lạnh, chính vì vậy mà có chuyện ác Quỷ Dracula rất sợ mùi tỏi. Có thể thay tỏi bằng gừng sống. Hoặc theo cách dân gian, dùng lá trầu không như sau:
– Vo dập lá trầu rồi nhét lỗ mũi khi đi đám hoặc dán vào rốn.
– Hoặc khi đến đó lấy 1-2 lá trầu không vò nát để trong túi áo, hoặc xoa lên chân tay, mặt. Khi về thì hơ tay trên đống lửa rồi xoa mặt hoặc hơ nóng lá trầu không để xoa lên khắp cơ thể.
– Uống một chung rượu mạnh và ngậm một miếng gừng.
– Pha nước trà gừng cho một chút quế chi vô, uống một vài ly trước khi đi. Bài này có tác dụng giải cảm và trấn phong rất tốt.
Các bài trên đều có tác dụng tăng dương khí và giải cảm trừ hàn, giải biểu để ngăn nhiễm âm khí.
3. Sau khi đi đám ma về thì người ta hay đốt lửa (dùng tờ báo đốt sau đó bước qua bước lại) mục đích là xua tan cái âm khí hàn lạnh. Nhất là các trường hợp nhà nào có trẻ nhỏ thì các cụ hay nhắc làm việc này tránh cho những trẻ em yếu bóng vía bị ảnh hưởng và quấy khóc. Một số trường hợp cẩn thận hơn thì dùng các thảo dược như Bồ kết hoặc vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu đốt.
– Không nên ôm ấp trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh.
– Không nên đến gần người đang yếu đang bệnh.
– Tránh gần mọi người. Thay ngay bộ đồ đang mặc trên người, ngâm nước riêng hoặc bỏ giặt ngay.
4. Thay quần áo và tắm giặt bằng nước nóng.
– Nước quế, sả, gừng…
– Hoặc lá sả, vỏ bưởi, lá ổi, lá chanh, lá tía tô. Nấu xông hoặc tắm để trục âm khí ra khỏi người. Người đi về nhiễm thì nhất thiết làm bài này.
– Hoặc hái lá Đinh Lăng tắm để khử tà khí.
– Hoặc ngâm rượu Bạch Hoa Xà, dùng rượu xoa ngoài người, trong uống một chung nhỏ để ngăn vi rút, độc khí.
– Hoặc đốt bồ kết xông
– Hoặc lấy một bát nước sạch để một lá bưởi vào, để lên bàn, rồi lấy một cục than đang cháy hồng, bỏ vô bát nước lá bưởi.Nếu thấy người mệt mỏi thì bổ sung ngay 1 cốc trà gừng với đường vàng, hoặc ăn 1 bát cháo loãng với hành hoa bồi bổ sức khỏe, tăng dương khí (loại cháo trong truyền thuyết mà Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn).
5. Có thể sử dụng cạo gió trứng bạc (luộc trứng gà, bỏ lòng đỏ rồi cho đồng bạc nguyên chất vào trong rồi cạo gió khu phong, trừ tà).

THUC HU VI SAO NGUOI OM KIENG DI DAM MA
Nguồn Y_Họ_Bổ_Sung_Khí_Công_Y_Đạo#THỰC #HƯ #VÌ #SAO #NGƯỜI #ỐM #KIÊNG #ĐI #ĐÁM #MATình #cờ #đọc #được #thắc #mắc #của #người #bạn #về #vấn #đề #này #tôi #xin #được #chia #sẻ #mộ

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x