Ủy Ban Giám Sát Kháng nghị quyết định về nội dung trên Facebook hoặc Instagram , Ủy Ban Giám Sát oversightboard facebook là gì ? Kháng nghị quyết định về nội dung trên Facebook hoặc Instagram , Điều kiện để gửi đơn kháng nghị facebook với ủy ban bao gồm ? Các bước trong quy trình kháng nghị facebook support
uy-ban-giam-sat-khang-nghi-quyet-dinh-ve-noi-dung-tren-facebook-hoac-instagram

Mục lục bài viết

Ủy Ban Giám Sát oversightboard facebook là gì ?

Với cộng đồng trên 2 tỷ người thì rõ ràng, một mình công ty Facebook không nên đưa ra quá nhiều quyết định về vấn đề ngôn luận và sự an toàn trên mạng. Vì lẽ đó, Ủy ban Giám sát đã được thành lập để hỗ trợ Facebook giải đáp một số câu hỏi hóc búa nhất xoay quanh quyền tự do biểu đạt trên mạng, đó là: cần gỡ bỏ nội dung nào, nên để lại nội dung nào và vì sao. Thông qua việc đánh giá độc lập, ủy ban ủng hộ quyền tự do biểu đạt của mọi người và đảm bảo những quyền đó được tôn trọng một cách thỏa đáng. Ủy ban có thể tán thành hay hủy bỏ quyết định của Facebook về nội dung. Quyết định của ủy ban mang tính ràng buộc và Facebook sẽ phải thực thi, trừ khi việc đó có thể vi phạm pháp luật.

Kháng nghị quyết định về nội dung trên Facebook hoặc Instagram

Với quy trình kháng nghị qua Ủy ban Giám sát, mọi người có cơ hội chất vấn các quyết định về nội dung trên Facebook hoặc Instagram. Bạn có thể gửi đơn kháng nghị với ủy ban nếu vẫn không đồng ý với quyết định cuối cùng dù đã yêu cầu Facebook hoặc Instagram xem xét lại một trong các quyết định của họ về nội dung.

Nhân viên của Ủy ban Giám sát sẽ đánh giá các trường hợp được gửi đến. Từ đó, ủy ban sẽ cân nhắc và quyết định trường hợp nào đủ điều kiện để xem xét kỹ lưỡng.

Ủy ban Giám sát sẽ xác định các tiêu chí để đảm bảo những trường hợp được chọn đều đủ điều kiện, có độ khó nhất định, quan trọng, mang tính toàn cầu và có khả năng định hướng cho chính sách trong tương lai.

Sau khi lựa chọn trường hợp, một vài thành viên của ủy ban sẽ được chỉ định vào ban hội thẩm và tiếp nhận thông tin để tiến hành xem xét kỹ lưỡng. Trong đó bao gồm thông tin do người gửi đơn kháng nghị chia sẻ, cũng như thông tin về ngữ cảnh do công ty Facebook cung cấp, tuân theo các hạn chế về quyền riêng tư và luật hiện hành.

Ban hội thẩm sẽ suy xét về trường hợp và quyết định dựa trên mọi thông tin từ người gửi đơn kháng nghị, từ Facebook cũng như từ bất kỳ chuyên gia nào được nhờ cung cấp thêm ngữ cảnh. Ví dụ: ban hội thẩm có thể hủy bỏ quyết định gỡ bỏ nội dung mà Facebook đưa ra. Quyết định này sẽ mang tính ràng buộc. Điều đó nghĩa là Facebook sẽ phải thực thi quyết định, trừ khi làm vậy có thể vi phạm pháp luật.

Điều kiện để gửi đơn kháng nghị facebook với ủy ban bao gồm:

Người gửi đơn phải là chủ của tài khoản đang hoạt động
Khi kháng nghị quyết định về nội dung, người đó phải có tài khoản đang hoạt động trên dịch vụ nơi đăng nội dung đó. Điều này nghĩa là tài khoản nói trên không bị xóa hoặc vô hiệu hóa và người gửi đơn phải đăng nhập được vào tài khoản này.
Trước đó, Facebook phải xem lại quyết định ban đầu của mình
Trước khi gửi đơn kháng nghị, người đó phải từng yêu cầu Facebook hoặc Instagram xem lại quyết định về nội dung và đã nhận được quyết định cuối cùng.
Quyết định về nội dung phải đủ điều kiện để kháng nghị
Ủy ban cam kết đảm bảo an toàn cho người dùng và tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Vì vậy, không phải quyết định nào về nội dung cũng đủ điều kiện để gửi đơn kháng nghị. Nếu đủ điều kiện, Facebook hoặc Instagram sẽ gửi thông tin bao gồm một ID tham chiếu dùng để gửi đơn kháng nghị.
Thời hạn để gửi đơn kháng nghị là 15 ngày
Người dùng có 15 ngày để gửi đơn kháng nghị với ủy ban, tính từ thời điểm Facebook hoặc Instagram cập nhật về quyết định cuối cùng của mình liên quan đến chính sách nội dung. Khi đã chọn ra trường hợp để xem xét, thông thường ủy ban sẽ đưa ra quyết định của mình trong vòng 90 ngày. Khoảng thời gian 90 ngày này bao gồm thời gian cần thiết để dịch thông tin mà người kháng nghị gửi, để Facebook tổng hợp và gửi thông tin hỗ trợ, để các thành viên ủy ban suy xét về quyết định của mình và để Facebook thực thi bất kỳ quyết định nào

Các bước trong quy trình kháng nghị facebook support

  1. Đơn kháng nghị Người gửi đơn kháng nghị với ủy ban phải nêu rõ lý do ủy ban nên xem xét trường hợp đó và tại sao quyết định mà Facebook hoặc Instagram đưa ra về nội dung là sai.
  2. Lựa chọn Nhân viên của Ủy ban Giám sát sẽ đánh giá các trường hợp được gửi đến. Từ đó, ủy ban sẽ cân nhắc và quyết định trường hợp nào đủ điều kiện để xem xét kỹ lưỡng. Ủy ban sẽ ưu tiên xem xét các trường hợp dựa trên những tiêu chí đã đặt ra trong quy chế. Không phải trường hợp nào cũng sẽ được ủy ban giải quyết.
  3. Ban hội thẩmMột nhóm nhỏ trong ủy ban sẽ suy xét và đưa ra quyết định dự thảo.
  4. Quyết định Toàn bộ ủy ban sẽ có cơ hội xem xét quyết định dự thảo trước khi phê duyệt làm quyết định cuối cùng. Ủy ban sẽ công bố một bản giải thích quyết định của mình, trong đó có thể bao gồm đề xuất về chính sách của Facebook.05Thực thiFacebook phải nhanh chóng thực thi quyết định của ủy ban, trừ khi việc đó có thể vi phạm pháp luật. Công ty này phải công khai phản hồi quyết định về nội dung lẫn các đề xuất về chính sách mà ủy ban đưa ra.

Link gửi kháng nghị support facebook và instagram: https://www.oversightboard.com/submit/

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x